Kỷ tử có tác dụng gì? Những lưu ý khi dùng câu kỷ tử

Quả kỷ tử là một loại thảo dược thuộc họ quả mọng thường xuất hiện trong các bài thuốc Đông y và được nhiều người truyền tai nhau về những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, sắc đẹp,.. Vậy kỳ tử có tác dụng gì cho sức khỏe của chúng ta? Cách dùng ra sao để mang lại hiệu quả tốt nhất? Lưu ý gì khi dùng kỷ tử?,.. Tất cả sẽ được Nut Garden bật mí trong bài viết dưới đây.

Những thông tin đặc điểm về kỷ tử đỏ

Trước khi tìm hiểu tác dụng của kỷ tử, chúng ta cần tìm hiểu qua một vài đặc điểm của kỷ tử cũng như cách phân loại kỷ tử dưới đây:

Thông tin về quả kỷ tử
Thông tin về quả kỷ tử

1. Kỷ tử là gì?

Câu kỷ tử ( hay kỷ tử đỏ ) là một loại thảo dược thuộc họ cà và có quả mọng nước. Kỷ tử được trồng và thu hoạch chủ yếu ở các tỉnh Cam Túc, Tân Cương, Ninh Hạ, Thanh Hải ở Trung Quốc. Loại cây này được thu hoạch vào mùa hè và thu hoạch quả chín vào mùa thu. Quả sẽ được hái vào sáng sớm hoặc chiều mát để giữ nguyên chất lượng. Quả sau khi thu hoạch sẽ được phơi khô để tiêu thụ. Đây là loại thảo dược thường được thấy trong các bài thuốc Đông Y và có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe, sắc đẹp của người dùng.

2. Kỷ tử có vị gì?

Trái kỷ tử có vị ngọt ngọt, nhẫn đắng lúc đầu rất dễ ăn. Kỷ tử  đỏ có mùi thơm rất nhẹ, chỉ khi để ý thật kỹ mới thấy chúng có một mùi hương đặc trưng. Vì rất dễ ăn nên kỷ tử có thể được sử dụng bằng cách nhai trực tiếp hoặc cũng có thể ngâm nước để uống.

3. Phân loại kỷ tử

Hiện nay, có thể phân kỷ tử thành 2 loại chính là kỷ tử đen (hắc kỷ tử) và câu kỷ tử.

Hắc kỷ tử là một loại quả quý hiếm và ít phổ biến hơn so với với câu kỷ tử. Hắc kỷ tử có tên khoa học là lycium ruthencium, thuộc họ cà và thường mọc hoang ở cùng cao nguyên Tây Tạng. Quả kỷ tử đen thường có hình tròn, mọng nước, khi quả chín sẽ có một màu đen tuyền đẹp. Hắc kỷ tử sau khi phơi khô sẽ có vỏ nhăn nheo và bên trong có rất nhiều hạt li ti. 

Quả kỷ tử đen
Quả kỷ tử đen

Loại thứ 2 là câu kỷ tử với tên khoa học là Lycium barbarum. Loại này thường mọc ở các tỉnh Quảng Đông, Vân Nam, Quảng Tây thuộc Trung Quốc. Quả kỷ tử cũng rất mọng nước và có hình quả trứng, khi chín có màu đỏ sẫm hoặc vàng đỏ. Câu kỷ tử khô có hình bầu dục với vỏ màu tím đỏ, bên ngoài quả nhăn nheo và bên trong cũng có nhiều hạt. 

4. Câu kỷ tử là vị thuốc gì?

Câu kỷ tử có tính hàn, từ lâu đã được ghi chép trong đại đa số các kinh điển như: Ngô phổ bản thảo, Bản kinh, Thảo bản tiện phương,…. và đều được lưu lại với nhiều công năng như dưỡng nhan, dưỡng sức cho cơ thể.  Câu kỷ tử có tính bình hòa, vị ngọt nhẹ nên rất có lợi trong việc nuôi dưỡng gan, thận, cung cấp các dưỡng chất quan trọng và giúp bổ huyết, cải thiện thị lực cho người sử dụng. 

Ăn hạt kỷ tử có tốt không?

Ăn hạt kỷ tử có tốt không? Câu trả lời chắc chắn là “Có”. Rất nhiều người nhầm lẫn kỷ tử khô là hạt vì kích thước chúng khá nhỏ và lại nhăn nheo như 1 loại hạt, nên nhiều  người gọi là hạt kỷ tử. Kỷ tử có chứa hàm lượng các loại vitamin và khoáng chất dồi dào. Chưa hết, kỷ tử còn sở hữu đến 8 loại axit amin thiết yếu giúp cung cấp lượng protein cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.

Ăn kỷ tử có tốt không?
Ăn kỷ tử có tốt không?

Hàm lượng carbohydrate có trong kỷ tử sẽ giúp cơ thể kiểm soát ổn định lượng đường trong máu, mang lại giấc ngủ ngon, hạn chế mỡ máu. Nhờ vậy mà người ăn kỷ tử sẽ tránh được các tình trạng khô miệng, đổ mồ hôi trộm, bí tiểu,… 

Ăn quả kỷ tử mỗi ngày cực kỳ tốt cho cơ thể bởi trong kỳ tử có chứa zeaxanthin, đây là chất chống oxy hóa rất tốt cho mắt. Nếu biết sử dụng đúng cách có thể điều trị được chứng thoái hóa điểm vàng mà về già rất hay gặp. Nhờ vậy mà mắt cũng được bảo vệ tốt hơn dưới tia cực tím.

Nếu kiên trì sử dụng quả kỷ tử trong thời gian dài sẽ giúp cho làn da mặt trở nên hồng hào, lão hóa chậm, tóc bóng đẹp, kéo dài vẻ đẹp thanh xuân. 

Giá trị dinh dưỡng có trong câu kỷ tử

Các chuyên gia nhận định dinh dưỡng của kỷ tử rất cao, nhất là loại kỷ tử sấy khô bởi những giá trị dinh dưỡng mà chúng mang lại. Trong 100g câu kỷ tử có chứa hàm lượng cao các vitamin, khoáng chất cùng đa dạng các chất chống oxy hóa, bao gồm:

  • Caroten: 3,96mg
  • Canxi: 150mg
  • Vitamin C: 3mg
  • Photpho: 6,7mg
  • Sắt: 3,4mg
  • Axit lactic: 1, 7mg
  • Amoni sunfat: 0,23mg 

Ngoài ra, câu kỷ tử còn chứa đến 8 axit amin thiết yếu cho cơ thể. Chỉ với 120gram câu kỷ tử đã cung cấp đến 10% lượng protein mà chúng ta cần mỗi ngày. Đây là lượng protein đang ngạc nhiên đối với 1 loại trái cây như kỷ tử. 

Câu kỷ tử có tác dụng gì với sức khỏe?

Như đã đề cập ở trên, câu kỳ tử có tác dụng cực kỳ tốt đối với sức khỏe và sắc đẹp của chúng ta. Trong phần dưới đây, Nut garden sẽ chia sẻ rõ hơn các tác dụng của kỷ tử đỏ đối với sức khỏe của chúng ta nhé!

Tác dụng của kỷ tử đỏ
Tác dụng của kỷ tử đỏ

1. Tác dụng của kỷ tử với da mặt 

Có thể nói câu kỷ tử chính là vị cứu tinh cho làn da sậm màu hay những vết nhăn trên làn da của bạn. Kỷ tử có khả năng điều trị nám, sạm da cực tốt bởi chúng có chứa nhiều vitamin C, beta-carotene và axit amin. Những hợp chất này sẽ cải thiện được các sắc tố da sẫm màu, từ đó mang đến làn da sáng hồng, mịn màng. Chưa dừng lại ở đó, bạn sẽ phải bất ngờ với tác dụng của kỷ tử với da mặt bởi chúng còn có khả năng làm giảm mụn nên không có lý do gì mà không sử dụng ngay câu kỷ tử. 

2. Công dụng tốt cho thị lực

Quả kỷ tử rất giàu zeaxanthin, đây là chất chống oxy hóa mang lại lợi ích tuyệt vời cho đôi mắt của chúng ta. Ăn câu kỷ tử thường xuyên được xem là một trong những biện pháp giúp điều trị bệnh thoái hóa điểm vàng ở tuổi già. Zeaxanthin trong kỷ tử sẽ bảo vệ đôi mắt của chúng ta khỏi tác động tiêu cực của tia cực tím và các gốc tự do gây ảnh hưởng xấu cho cơ thể. Đây là một trong những tác dụng kỷ tử nổi bật nhất. 

3. Câu kỷ tử có tác dụng hỗ trợ giảm cân

Câu kỷ tử rất giàu chất dinh dưỡng nhưng lại có lượng calo cực kỳ thấp, do vậy loại quả này hoàn toàn có thể được bổ sung vào thực đơn ăn kiêng, giảm cân của bạn. Ngoài ra, lượng đường bên trong kỷ tử cũng khá thấp, đi kèm theo đó là lượng chất xơ dồi dào nên sẽ giúp bạn có cảm giác no lâu nhưng không có nhiều calo gây tăng cân.

Công dụng giảm cân của kỷ tử
Công dụng giảm cân của kỷ tử

4. Tác dụng của kỷ tử đỏ trong sức khỏe tình dục

Kỷ tử đã được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng hỗ trợ sức khỏe sinh sản ở nam giới. Sau nhiều nghiên cứu, các bác sĩ đã rút ra kết luận về tác dụng của kỷ từ trong việc:

  • Cải thiện ở nam giới về khả năng tình dục.
  • Hỗ trợ tăng testosterone của nam giới trong cơ thể.
  • Tăng số lượng tinh trùng cũng như khả năng di chuyển tinh trùng.
  • Hỗ trợ kéo dài thời gian cương cứng  đồng thời hỗ trợ phản ứng xuất tinh.

Các bác sĩ cũng gợi ý nên thay thế những phương thuốc dùng để điều trị rối loạn cương dương ở nam giới như Viagra bằng quả kỷ tử.

5. Kỷ tử giúp ngăn ngừa trầm cảm

Ngoài chứa nhiều vitamin B và C, câu kỷ tử còn rất giàu mangan và chất xơ, đây là những chất dinh dưỡng làm tăng năng lượng tích cực cho bạn. Do đó, loại quả mọng này cũng được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc cổ truyền để điều trị chứng trầm cảm, các chứng rối loạn cảm xúc và rối loạn lo âu khác.

6. Kỷ tử hỗ trợ giải độc gan

Loại quả mọng kỷ tử này thường được kết hợp cùng với nhiều loại thảo mộc truyền thống khác như nấm linh chi hay cam thảo để bài chế ra các vị thuốc giúp giải độc gan. Theo dân gian, công dụng kỷ tử đối với gan và thận là rất tốt, chúng có chức năng hỗ trợ đào thải các độc tố xấu trong cơ thể ra bên ngoài. Những ngày hè, bạn nên dùng 1 bình trà kỷ tử để giúp cơ thể hạ hỏa và tăng cường sinh khí.

7. Tăng cường hệ miễn dịch

Việc ngăn ngừa các bệnh về cảm cúm, đặc biệt là trong tình hình COVID diễn biến phức tạp hiện nay thì tăng cường hệ miễn dịch là điều cần thiết. Các vitamin trong kỷ tử sẽ giúp cho hệ miễn dịch của bạn khỏe mạnh hơn. Điều này vô cùng hữu ích vì đôi khi chỉ tiêm phòng thôi là không đủ để bảo vệ bạn khỏi sự tấn công của virus. Bạn còn thắc mắc hạt kỷ tử có tác dụng gì với sức khỏe thì hãy tìm hiểu tiếp nhé!

8. Hỗ trợ giảm đau

Một đặc tính rất tốt của kỷ tử mà bạn nên biết đó là chống viêm và hỗ trợ giảm đau, ví dụ như đau nhức xương khớp. Do đó, những người lớn tuổi hay bị đau nhức xương khớp có thể sử dụng một vài vị thuốc Đông Y từ kỷ tử để cảm thấy đỡ đau hơn.

9. Hỗ trợ tóc nhanh dài

Khi bị rụng tóc, có thể cơ thể bạn đang thiếu các loại Vitamin, do đó hãy bổ sung ngay vitamin từ kỷ tử. Kỷ tử sẽ giúp bạn tăng cường lưu thông máu trên cơ thể và đặc biệt là trên da đầu, từ đó kích thích mọc tóc cũng như ngăn ngừa hư tổn, gãy rụng. Ngoài ra, vitamin C có trong kỷ tử cũng rất cần thiết trong việc hấp thu sắc, một chất không thể thiếu trong sự phát triển của tóc. 

Dùng kỷ tử giúp tóc dày khỏe
Dùng kỷ tử giúp tóc dày khỏe

10. Tăng cường sức khỏe phổi

Một nghiên cứu gần đây cho thấy các bệnh nhân có vấn đề về phổi đã khá hơn rất nhiều chỉ sau 4 tuần sử dụng kỷ tử. Kỷ tử có khả năng giảm viêm và tăng cường hoạt động của bạch cầu trong máu, từ đó ngăn ngừa hiệu quả các bệnh về phổi như hen suyễn, cảm cúm,…

11. Ổn định huyết áp nhờ kỷ tử

Một câu trả lời nữa cho câu hỏi kỷ tử đỏ có tác dụng gì chính là giúp ổn định huyết áp. Bên trong kỷ tử có chứa 1 hợp chất mang tên polysacarid, đây là chất được các bác sĩ đánh giá cao trong khả năng điều chỉnh, ổn định huyết áp và ngăn ngừa các bệnh về huyết áp. 

Tham khảo bài viết: Bà bầu ăn kỷ tử có được không? Cách ăn như thế nào? 

Gợi ý bài thuốc từ kỷ tử

Như đã đề cập ở trên, có rất nhiều vị thuốc kỷ tử để hỗ trợ chữa các chứng bệnh khác nhau trong y học cổ truyền. Dưới đây là một vài các bài thuốc Đông Y có thành phần chính là kỷ tử mà bạn có thể tham khảo: 

Bài thuốc kỷ tử dưỡng da, trị nám

Nguyên liệu: Chuẩn bị 300gr Sinh địa, 1kg kỷ tử

Thực hiện: Tán các nguyên liệu sinh địa và kỷ tử thành dạng bột mịn sau đó cho vào hũ thủy tinh để bảo quản. Mỗi lần muốn sử dụng chỉ cần lấy 1 thìa hỗn hợp pha với 1 chén rượu ấm.

Dùng khoảng 3 lần 1 và kiên trì trong thời gian dài để làn da mịn màng, trắng và không bị nám.

Bài thuốc kỷ tử chữa viêm gan, xơ gan

Nguyên liệu: 12g Đương quy, 12g Mạch môn, 12g Bắc sa sâm, 6g Xuyên luyện, 24g – 40g Sinh địa, 12 – 24g Kỷ tử,

Thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu sau đó đem đi sắc với 500ml nước và đun trên lửa nhỏ. Khi mức nước cạn đến phân nửa thì tắt bếp.

Dùng để uống sau bữa ăn khoảng 30 phút, mỗi ngày uống 1 lần. 

Bài thuốc kỷ tử chữa bệnh sa trực tràng

Nguyên liệu: Chuẩn bị 30g Kỷ tử, 60g Hoàng kỳ và 1 con chim bồ câu.

Thực hiện:

  • Bước 1: Làm sạch chim bồ câu, nhồi tất cả các nguyên liệu vào bên trong. 
  • Bước 2: Mang chim đi hấp cách thủy đến khi mềm nhừ là có thể sử dụng được.

Đối với bài thuốc này bạn có thể sử dụng từ 1 – 2 lần mỗi tuần và duy trì trong thời gian dài để để trị sa trực tràng 1 cách hiệu quả. 

Tránh đau mắt đỏ với kỷ tử

Nguyên liệu: Đối với bài thuốc này bạn có thể điều chế bằng lá, thân hoặc quả của kỷ tử đều được. 

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch nguyên liệu đã chuẩn bị sau đó mang đi ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút. Để ráo rồi mang đi giã để lọc lấy nước cốt. 
  • Bước 2: Dùng nước cốt nhỏ trực tiếp vào mắt hoặc sử dụng bông tiệt trùng để chấm lên mắt. 

Khi thực hiện bài thuốc này, bạn cần phải vệ sinh thật kỹ các dụng cụ sử dụng. Tốt nhất nên tiệt trùng các dụng cụ bằng nước sôi trước khi dùng. Nhỏ mắt mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần để cải thiện đau mắt đỏ hiệu quả.

Trị sinh lý yếu ở nam giới với bài thuốc kỷ tử

Nguyên liệu: 50g Kỷ tử, 50g Dâm dương hoắc, 50g Quy đầu, 100g các loại thảo dược như Sinh địa, Nhục thung dung, Huỳnh tinh, Đỗ trọng, 40g Nhân sâm, 40g Hắc táo nhân, 40g Đan sâm, 40g Lộc giác giao, 40g Ngưu tất xuyên và 20 quả đại táo, 20g Trần bì, 20g Lộc nhung.

Thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu sau đó cho vào ngâm trong 10l rượu trắng 40 độ.
  • Bước 2: Cho 300g đường phèn và 500ml nước lên đun sôi đến khi tan hết đường thì để nguội rồi cho vào bình rượu để ngâm.
  • Bước 3: Ngâm rượu ít nhất 30 ngày rồi mới sử dụng.

Mỗi ngày sử dụng khoảng 25ml vào mỗi bữa cơm, nam giới không nên quá lạm dụng rượu này vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Bài thuốc kỷ tử giải độc gan

Nguyên liệu: Chuẩn bị từ 3 đến 5 quả kỷ tử khô, 1 ít mật ong nguyên chất và 1 ít trà xanh khô.

Thực hiện: Cho các nguyên liệu trên vào nước sôi, sau khi nguội bớt thì cho thêm mật ong vào.

Mỗi ngày chỉ cần sử dụng 1 cốc kỷ tử như trên và duy trì từ 1 – 2 tháng thì bạn sẽ cảm nhận rất rõ gan sạch hơn, được giải độc từ bên trong cơ thể.

Điều trị đau nhức xương với kỷ tử

Nguyên liệu: Các vị thuốc Thanh hoa, Thục địa, Địa cốt bì, Mạch môn đông, Thiên tinh, Miết giáp và Ngưu tất, có thể gia giảm các nguyên liệu theo cơ địa của người bệnh.

Thực hiện: Đem tất các nguyên liệu như trên mang đi sắc thuốc để uống, mỗi ngày sắc 1 thang và sử dụng từ 2-3 lần/ ngày.

Những lưu ý khi dùng kỷ tử

Lưu ý gì khi dùng kỷ tử đỏ
Lưu ý gì khi dùng kỷ tử đỏ

Tác dụng câu kỷ tử đối với sức khỏe của chúng ta đã được chia sẻ cực kỳ chi tiết ở phần trên, tuy nhiên không phải ai cũng có thể sử dụng kỷ tử như một vị thuốc bổ để sử dụng hàng ngày. Dưới đây là một vài điều mà bạn cần đặc biệt lưu ý khi dùng kỷ tử:

  • Phụ nữ mang thai không nên sử dụng kỷ tử bởi loại quả mọng này có khả năng gây sảy thai nên bạn hãy cẩn thận để an toàn cho mẹ và bé nhé!
  • Phụ nữ sau sinh cũng nên tránh sử dụng kỷ tử vì loại thảo dược này có thể làm hạn chế khả năng tiết sữa của mẹ đấy!
  • Kỷ tử có tính trệ nên vô cùng cần trọng khi sử dụng kỷ tử cho người mắc tiêu chảy kéo dài hoặc người bị tỳ vị hư yếu. 
  • Không nên tự ý sử dụng kỷ tử để chữa bệnh mà phải luôn tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Nếu muốn chữa bệnh hiệu quả với kỷ tử thì cần tuân thủ đúng theo liều lượng và thời gian sử dụng các bài thuốc từ kỷ tử, tránh mang lại tác dụng phụ không mong muốn. 
  • Tuyệt đối không được tự ý điều chế hay kết hợp các bài thuốc với nhau khi chưa thông qua ý kiến bác sĩ. 
  • Nếu khi sử dụng kỷ tử mà xuất hiện các biểu hiện dị ứng như nổi mẩn, tiêu chảy, đau đầu, buồn nôn,… thì nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. 
  • Nên chọn kỷ tử ở những nơi uy tín, có cấp phép, giấy tờ đầy đủ để mua và sử dụng. 

Tham khảo bài viết: Cách ngâm rượu câu kỷ tử đúng cách 

Những ai không nên dùng câu kỷ tử

Tuy có nhiều lợi ích đối với sức khỏe và sắc đẹp của chúng ta, tuy nhiên không phải ai cũng có thể sử dụng các bài thuốc từ kỷ tử. Dưới đây là một số đối tượng trả lời cho câu hỏi những ai không nên dùng kỷ tử: 

  • Những người có cơ địa lạnh, ôn hàn
  • Người trong tình trạng cảm sốt hoặc cơ thể đang bị viêm nhiễm
  • Người đang sử dụng các thành phần thuốc điều trị bệnh tiểu đường, chống máu đông, huyết áp,.. 
  • Người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của kỷ tử.
  • Phụ nữ có thai và phụ nữ sau sinh đang cho con bú cũng cần cẩn trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ. 

Tham khảo bài viết: Cách dùng kỷ tử đỏ liều lượng và thời gian dùng

Nên mua kỷ tử ở đâu uy tín

Kỷ tử là loại dược liệu mang lại nhiều lợi ích không chỉ đối với sức khỏe mà còn đối với sắc đẹp của chúng ta. Tuy nhiên, để kỷ tử đem lại hiệu quả sử dụng tốt nhất, người tiêu dùng cần lựa chọn những cơ sở bán kỷ tử chất lượng. Tránh mua phải các sản phẩm giả, kém chất lượng, không đảm bảo có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe khi sử dụng trong 1 thời gian dài. 

Câu kỷ tử hảo hạng tại Nut Garden
Câu kỷ tử hảo hạng tại Nut Garden

Hiện nay, có rất nhiều địa chỉ có bày bán kỷ tử với nhiều mức giá không giống nhau. Nhưng để đảm bảo an toàn tối đa, khách hàng nên mua kỷ tử tại những địa chỉ uy tín như tại Nut Garden. Nut Garden là địa chỉ không còn xa lạ gì với người tiêu dùng bởi đây là nơi chuyên cung cấp các loại hạt và trái cây nhập khẩu chất lượng như hạt macca, hạt óc chó, xoài sấy, nam việt quất sấy,.… Nut Garden đang cung cấp kỷ tử Ninh Hạ thượng hạng, chất lượng tốt nhất thị trường.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: A75/18 Bạch Đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, TP.HCM
  • Email: cskh@vuonhat.com
  • Fanpage: https://www.facebook.com/vuonhat
  • Hotline: 0901862795 – 0901862796

Những Câu Hỏi Thường Gặp

Dưới đây là một vài những thắc mắc mà nhiều người gặp phải nhất khi tìm hiểu và bắt đầu sử dụng kỷ tử:

Hạt đỏ trong thuốc bắc là gì?

Hạt đỏ trong các bài thuốc bắc mà mọi người thường thấy chính là kỷ tử, kỷ tử là 1 loại quả mọng vì bị phơi khô có kích thước nhỏ nên nhiều người lầm tưởng đây là hạt đỏ. 

Kỷ tử tiếng Anh là gì?

Có thể nhiều người không biết thì kỷ tử trong tiếng anh được dịch là Goji berries. 

Kỷ tử có phải là câu kỷ tử?

Câu kỷ tử chính là tên gọi khác của kỷ tử đỏ, trong Đông y trước đây được gọi là câu kỷ tử nhưng về sau nhân gian gọi nhanh là kỷ tử hay kỷ tử đỏ để phân biệt với kỷ tử đen.

Ăn kỷ tử có tốt không?

Với những lợi ích mà kỷ tử mang lại như làm đẹp da, giúp tóc mọc dài hơn, ổn định huyết áp, tăng cường hệ miễn dịch, thải độc gan,… thì chắc chắn ăn kỷ tử rất tốt. Tuy nhiên cần lưu ý về đối tượng sử dụng cũng như cách dùng đúng để mang lại hiệu quả tốt nhất. 

Kỷ tử bao nhiêu calo?

Kỷ tử không chứa đạm, không chứa tinh bột nên có lượng calo cực thấp, do đó mà chúng có khả năng hỗ trợ giảm cân cực kỳ tốt. Đặc biệt kỷ tử có chứa nhiều chất xơ nên sẽ giúp bạn cảm thấy no lâu, giảm cảm giác thèm ăn. Vì vậy những bạn đang giảm cân, ăn kiêng có thể thêm kỷ tử vào thực đơn của mình nhé!

Kỷ tử có mấy loại?

Kỷ tử có 2 loại là câu kỷ tử và kỷ tử đen (hắc kỷ tử). Trong đó cả 2 loại đều được dùng để điều chế các bài thuốc đông y tốt cho sức khỏe.

Kỷ tử nóng hay mát?

Kỷ tử có tính mát, do đó rất tốt trong việc giải độc gan, thanh lọc và làm mát cơ thể. Cũng vì đặc tính này mà những người có cơ địa lạnh, ôn hàn thì không nên sử dụng kỷ tử.

Mong rằng, với những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp cho quý bạn đọc ở trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quả kỷ tử có tác dụng gì. Cách chế biến và sử dụng kỷ tử có hiệu quả cao nhất đối với sức khỏe của cả gia đình. Nếu có nhu cầu sử dụng kỷ tử thơm ngon, chất lượng cùng giá thành ưu đãi, các bạn hãy nhanh tay liên hệ với Nut Garden nhé!

MUA NGAY TRÊN SÀN
ĐỂ NHẬN NHIỀU KHUYẾN MÃI HẤP DẪN

>> Xem thêm: Kỷ tử giá bao nhiêu 1kg?